Frax là giao thức trong lĩnh vực stablecoin thuật toán phân đoạn bao gồm hai loại token chính là FRAX và FXS. Trong thị trường tiền điện tử có rất ít giao thức stablecoin thuật toán thành công nhưng Frax được coi là cái tên nổi bật trong loại hình này. Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về Frax Finance cũng như cách Frax được duy trì ở mức giá ổn định 1 đô la.
Dự án Frax Finance là gì?
Frax Finance đang tiên phong trong việc phát triển stablecoin thuật toán với mô hình Fractional Algorithmic. Hệ thống của Frax Finance bao gồm hai loại token cơ bản:
- Frax: Đây là algorithmic stablecoin được hỗ trợ một phần bằng tài sản thế chấp và duy trì một phần còn lại theo thuật toán. Mục tiêu của Frax là duy trì giá trị ổn định tại mức 1 đô la và nguồn cung điều chỉnh dựa trên cung cầu trên thị trường thứ cấp.
- Frax Shares (FXS): FXS là loại token governance và tiện ích của Frax Finance. Giá trị của FXS tích lũy từ tỷ lệ Frax không được đảm bảo bằng tài sản, phí giao dịch và thu nhập tạo ra từ giao thức.
Tầm nhìn của Frax Finance là tạo ra loại stablecoin phi phép, phi tập trung, ổn định có khả năng mở rộng hiệu quả về vốn.
Điểm nổi trội của Frax Finance
Frax là loại stablecoin thuật toán được duy trì ổn định giá thông qua việc thế chấp tài sản. Tỷ lệ thế chấp của Frax thay đổi theo giá trị với mức điều chỉnh mỗi giờ, bước nhảy là 0.25%.
Ban đầu, Frax được thế chấp bằng các stablecoin như USDT hoặc USDC để đảm bảo tính ổn định của giao thức trước khi mở rộng sang thế chấp bằng nhiều loại tài sản khác.
Frax luôn duy trì giá trị tại mức $1. Khi giá trị Frax vượt quá $1, hệ thống khuyến khích người dùng tạo thêm Frax bằng cách minting. Ngược lại khi giá trị Frax thấp hơn $1, hệ thống khuyến khích người dùng rút tiền bằng việc redeeming.
Tổng giá trị của Frax được duy trì bằng tổng giá trị của tài sản thế chấp với tỷ lệ thế chấp cụ thể và giá trị của FXS. FXS là token quản trị của Frax Finance, được đốt trong quá trình tạo ra Frax. Khi Frax được redeem, người dùng nhận lại tài sản thế chấp, FXS tương ứng với giá trị đó.
Frax Finance cũng sử dụng mô hình quản trị được gọi là “Vote Escrowed” sau khi Frax V2 ra mắt. Trong đó, người dùng khóa FXS để tham gia vào quản trị và nhận thưởng. Yếu tố giúp thúc đẩy sự tham gia quản trị trong cộng đồng Frax.
Cơ chế hoạt động của mô hình Frax
Hệ thống Frax Finance hoạt động dựa trên cơ chế cơ bản với sự điều chỉnh tỷ lệ tài sản thế chấp để duy trì tính ổn định của stablecoin Frax. Ban đầu, CR là 100%, nghĩa là để tạo ra 1 Frax, người dùng phải đặt 1 USDC vào hệ thống.
CR thay đổi mỗi giờ dựa trên sự cung cầu của Frax trên thị trường. Khi Frax giao dịch dưới $1, CR tăng lên với bước nhảy là 0.25%. Ngược lại, khi Frax giao dịch trên $1, CR giảm xuống với bước nhảy 0.25%. Hiện tại, CR là 82.5% đồng nghĩa với việc Frax được hỗ trợ 82.5% bởi USDC và 17.5% bởi FXS.
CR được kiểm soát thông qua PIDController mục đích là đảm bảo thanh khoản của FXS trong mối quan hệ với nguồn cung Frax trên thị trường. Yếu tố giúp hệ thống thích nghi với thay đổi của thị trường.
Frax Finance sử dụng các chức năng “Buyback” và “Recollateralize” để điều tiết tài sản thế chấp khi cần thiết.
-
- Buyback: Khi hệ thống còn thiếu tài sản thế chấp, bất kỳ ai cung cấp thêm tài sản thế chấp có thể đổi lấy FXS mới và nhận thưởng.
- Recollateralize: Khi hệ thống có tài sản thế chấp thừa, người dùng FXS sử dụng chức năng buyback để trao đổi tài sản thế chấp thừa cho FXS, sau đó hệ thống đốt lượng FXS này.
Sản phẩm của Frax Finance
Frax Finance có hai sản phẩm chính nổi bật là Frax Finance V1 và Frax Finance V2.
Frax Finance V1
Frax V1 bao gồm một số module cơ bản như Minting & Redeem Frax, Buyback & Recollateralize và chương trình khai thác thanh khoản. Với Frax V1, người dùng có khả năng tạo ra stablecoin thuật toán Frax với một phần được thế chấp bởi USDC và ổn định bởi FXS.
Frax Finance V2
Frax V2 mang đến nhiều tính năng độc đáo cho người dùng phải kể đến như.
Algorithmic Market Operations (AMOs)
AMOs là hợp đồng tự quản có khả năng ban hành các chính sách tiền tệ Frax, miễn không làm giảm giá Frax xuống dưới giá trị 1$. Đây là chiến lược tối ưu hóa lợi nhuận được xây dựng trên cơ sở Frax V1 sử dụng collateral trong quá trình minting Frax để tạo lợi nhuận từ các giao thức DeFi, thay vì để đơn giản nằm trong collateral vaults.
veFXS & Gauge
veFXS là trường hợp sử dụng bổ sung của token FXS dựa trên cơ chế của veCRV của Curve. Người dùng staking và khóa FXS để nhận veFXS như cách tham gia vào quản trị, nhận lợi nhuận từ hệ thống.
veFXS không thể chuyển nhượng hoặc giao dịch trên thị trường mà được thưởng bằng quyền biểu quyết, tham gia vào các giao dịch farming. Incentive cho veFXS bao gồm quyền biểu quyết, farming boosts, 50% lợi nhuận từ AMOs được sử dụng để buyback FXS, phân phối cho veFXS holders, cũng như phần thưởng cho việc bỏ phiếu theo trọng số và tham gia vào farming ở các AMO.
Thông tin cơ bản về FXS Token
FXS Token là đồng tiền điện tử do dự án Frax Finace phát hành với mục đích sử dụng cho giao dịch.
Token Key Metrics
- Tên Token: Frax Share
- Ticker: FXS
- Blockchain: Ethereum
- Tiêu chuẩn Token: ERC-20, Bep-20, PRC-20, SPL
- Hợp đồng:
- ERC-20: 0x3432b6a60d23ca0dfca7761b7ab56459d9c964d0
- BEP-20: 0xe48a3d7d0bc88d552f730b62c006bc925eadb9ee
- PRC-20: 0x1a3acf6d19267e2d3e7f898f42803e90c9219062
- SPL: 6LX8BhMQ4Sy2otmAWj7Y5sKd9YTVVUgfMsBzT6B9W7ct
- Loại Token: Tiện ích, quản trị.
- Tổng cung: 99,854,345 FXS
- Cung lưu hành: 35,648,060 FXS.
Token Allocation
- Thợ đào: 60%
- Nhóm phát triển: 20%
- Bán Token: 12%
- Kho: 5%
- Cố vấn: 3%.
Lịch trả Token FXS
Phần cho nhóm phát triển được mở khóa sau 12 tháng, giai đoạn đầu 6 tháng không thể rút. Phần Token Sale ban đầu 2% được mở khóa, sau đó 5% được trả trong vòng 6 tháng tiếp theo và 5% còn lại được trả trong vòng 1 năm. Phần dành cho cố vấn được phân phối theo giai đoạn trong vòng 3 năm.
Frax ra mắt vào khoảng năm 2019, các phần thuộc về nhóm phát triển và Token Sale được mở khóa hoàn toàn. Hiện tại, chỉ còn phần của cố vấn và phần được sử dụng cho Liquidity Mining còn chưa được trả hoàn toàn.
Token FXS dùng để làm gì?
FXS Token có hai chức năng chính để quản trị dự án cũng như sử dụng như tài sản thế chấp.
- Token quản trị dự án dùng để tạo ra các biểu quyết quan trọng về hướng dẫn của dự án.
- FXS Token sử dụng cùng với tài sản thế chấp để tạo ra Frax trong quá trình minting.
Cách kiếm FXS Token
Anh em muốn kiếm FXS Token có thể Redeem Frax để nhận lại tài sản thế chấp và FXS, cung cấp thanh khoản trong hệ thống, mua FXS trên các sàn giao dịch.
Giao dịch và lưu trữ FXS ở đâu?
FXS dễ dàng giao dịch cũng như lưu trữ trên rất nhiều ví điện tử khác nhau. Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn sàn giao dịch cũng như ví lưu trữ phù hợp.
Lộ trình phát triển dự án
Vào tháng 3/2021, Frax giới thiệu phiên bản V2 với hàng loạt cải tiến quan trọng như AMO – cơ hội sử dụng tài sản thế chấp để tham gia vào farming và tối ưu hóa lợi nhuận thay vì để đứng yên. Hơn nữa, phiên bản này cũng giới thiệu cơ chế veFXS mới nhất.
Đội ngũ phát triển
Đội ngũ phát triển của dự án là Sam Hamidi-Kazemian. Anh là lập trình viên phần mềm người Mỹ gốc Iran, được biết đến là người sáng lập Frax Finance giao thức tiền điện tử stablecoin phi tập trung.
Nhà đầu tư & Đối tác
Nhà đầu tư của Frax bao gồm Multicoin, Parafi, Mechanism,…Frax thiết lập mối quan hệ hợp tác với nhiều đối tác như:
- Olympus DAO hợp tác được thành lập vào ngày 10/6/2021 cho phép Olympus DAO tích lũy thanh khoản trong cặp OHM-FXS thông qua việc bán trái phiếu.
- Ondo Finance được thiết lập vào tháng 12/2021. Một dự án bất kỳ gửi token vào Ondo để tạo thành các cặp giao dịch với Frax, trong đó Frax thu 5% phí theo thanh khoản.
Đánh giá tổng quan dự án Frax Finance và Token FXS
Mô hình Frax có điểm tương đồng với mô hình của dự án stablecoin thuật toán thành công trên thị trường là Terra với token Luna.
Trong mô hình Terra, biến động giá của stablecoin hoàn toàn được hấp thụ bởi đơn vị Luna. Cách này tạo ra mô hình tương đối rủi ro vì nếu không đủ Luna để hấp thụ nguồn cung Terra stablecoin trong tình hình giảm cung, hệ thống gặp vấn đề về lạm phát hoặc thậm chí có nguy cơ sụp đổ.
Mô hình Frax Finance có lợi thế an toàn hơn so với Terra vì chỉ một phần biến động giá của Frax được hấp thụ bởi FXS, phần còn lại được thế chấp bằng stablecoin có độ ổn định cao như USDC. Ngoài ra, tỷ lệ thế chấp trong Frax Finance điều chỉnh dựa trên cung cầu của Frax. Với CR có xu hướng giảm khi nhu cầu Frax tăng, làm tăng tỷ lệ của Frax được ổn định bằng FXS và ngược lại.
Dưới góc độ tổng quan, Frax Finance và Terra đều đặt vấn đề thanh khoản của token là yếu tố quan trọng. Trong trường hợp Frax Finance, AMOs được tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn và tạo thanh khoản cho cả Frax và FXS.
Tuy nhiên trong tương lai, nếu Frax Finance muốn phát triển mạnh hơn cần tạo nhu cầu phía người dùng cho Frax thông qua các ứng dụng thực sự. Yếu tố giúp Terra stablecoin thành công như ngày hôm nay.
Thông qua những thông tin chia sẻ về Frax mong muốn mang đến cho bạn đọc nhiều điều hữu ích. Người dùng truy cập website https://az9digital.com/ để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến tiền điện tử.