4 quốc gia hợp tác để thử nghiệm việc token hóa tài sản

Dự án “Guardian” được thực hiện bởi Singapore, Nhật Bản, Anh và Thụy Sĩ với mục tiêu thúc đẩy việc thử nghiệm token hóa tài sản kỹ thuật số cho các Real World Asset, bao gồm sản phẩm lãi suất cố định, ngoại hối và quản lý tài sản.

Các cơ quan quản lý tài chính quốc gia, bao gồm Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA), Cơ quan Quản lý Tài chính Anh quốc (FCA) và Cơ quan Giám sát Thị trường Tài chính Thụy Sĩ (FINMA), đã hợp tác để xây dựng dự án Guardian.

Mục tiêu chính của dự án bao gồm:

  1. Thúc đẩy cuộc thảo luận về pháp lý, chính sách và cách thức xử lý kế toán đối với tài sản kỹ thuật số.
  2. Báo cáo tài chính và kiểm toán các tài sản kỹ thuật số.
  3. Xác định các rủi ro tiềm ẩn và lỗ hổng có thể xảy ra trong các chính sách và luật lệ liên quan đến giải pháp token hóa.
  4. Khám phá việc phát triển các tiêu chuẩn chung cho việc thiết kế mạng tài sản kỹ thuật số và thông lệ tốt nhất trên các khu vực pháp lý khác nhau.
  5. Tạo điều kiện cho các chương trình thử nghiệm đối với tài sản kỹ thuật số thông qua các “sandbox” quy định.
  6. Thúc đẩy chia sẻ kiến thức giữa các cơ quan quản lý và lĩnh vực tài sản kỹ thuật số.

Dự án Guardian là một phần của xu hướng token hóa tài sản thế giới thực, chuyển đổi chúng thành dạng token hoặc NFT để sử dụng trong DeFi, sử dụng công nghệ blockchain. Đây là một narrative tiềm năng có tiềm năng cải thiện tính thanh khoản cho tài sản truyền thống như trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản, vàng và bạc trên thị trường tài chính toàn cầu.

Mặc dù tiềm năng của token hóa tài sản đời thực được đánh giá cao, việc tích hợp và áp dụng nó có thể đòi hỏi thời gian và công sức, đặc biệt khi còn tồn động những lỗ hổng tài chính giữa các loại tài sản.

Az9 Digital tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Animoca Brands là gì? Thông tin về quỹ đầu tư chuyên mảng NFT, gaming, metaverse này

Farming thanh khoản là gì? Những điều cần biết để farming coin hiệu quả